Tưởng nhớ Trần_Văn_Thành

Súng của nghĩa quân Bảy Thưa, hiện trưng bày tại Bảo tàng An Giang

Nho sĩ Cao Văn Cảo, người cùng thời, có làm bài thơ chữ Hán tưởng niệm ông. Vô danh dịch như sau:

Non sông Hồng Lạc, giặc xâm lăngThẳng thắng, Trần công cố sức ngăn.Trời đất biết cho lòng sốt sắng,Kiếp đời ghi mãi chí thù hằn.Đền thờ tỏ dấu dân trong nước,Thơ vịnh nêu tình khách viết văn.Những đứa phản thần qua đến cửa,Gục đầu, run mật, cặp mày nhăn.

Năm 1909, một tu sĩ trong giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương tên là Vương Thông có viết tập thơ Nôm thể lục bát có tên là "Trần Quản Cơ dữ Gia Nghị Binh", kể về khởi nghĩa Bảy Thưa, trong đó có nhiều câu nói đến tinh thần "an bần, lạc đạo", lòng quả cảm và tiết tháo của ông, trích hai đoạn ngắn:

Thân ngài (Trần Văn Thành) chẳng quản rách lành,Ở trong Láng đó lều tranh chờ thời.Người trung đứng giữa mặt trời,Đắng cay bao quản vận thời chớ than.Trích cò le át la vang,Đậu khoai nuôi bữa bắp rang đỡ lòng...

Và:

An Giang có một ông (Trần Văn Thành) đâyChữ dạ ngay thầy ái quốc ưu dân.Thà thua xuống láng xuống bưng,Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần...

Trần Văn Thành được tôn thờ ở nhiều nơi, như: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Dinh Hưng Trung, Dinh Sơn Trung...Ngoài ra, tên ông còn dùng để đặt tên cho trường học và đường phố trong tỉnh An Giang.